Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn phương Tây
Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn phương Tây

Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn phương Tây

Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn của thế giới phương Tây (Ancient Egypt in the Western imagination) là một hình ảnh huyền bí thông qua truyền thống văn hóa Hy LạpDo Thái. Đất nước Ai Cập vốn đã cổ xưa đối với người ngoài, và ý tưởng về Ai Cập ít nhất vẫn tiếp tục có ảnh hưởng trong lịch sử tư tưởng như chính bản thân Ai Cập xét ở góc độ lịch sử thực tế[1]. Tất cả văn hóa Ai Cập đã được trao truyền sang văn hóa La Mãvăn hóa châu Âu hậu La Mã thông qua lăng kính của các quan niệm Hy Lạp hóa về nó, cho đến khi Jean-François Champollion giải mã chữ tượng hình Ai Cập vào những năm 1820 khiến các văn tự Ai Cập trở nên dễ đọc để cuối cùng cho phép hiểu Ai Cập là chính bản thân người Ai Cập họ đã hiểu điều đó.Sau thời cổ đại, hình ảnh Cựu Ước về Ai Cập là vùng đất nô lệ của người Do Thái chiếm ưu thế và hình tượng "Pharaoh" trở thành từ đồng nghĩa với chế độ chuyên quyền và áp bức trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, tư duy Khai sáng và những khám phá thuộc địa vào cuối thế kỷ XVIII đã làm mới mối quan tâm đến Ai Cập cổ đại vừa là hình mẫu vừa là sự thay thế độc lạ cho văn hóa phương Tây, đặc biệt là nguồn gốc của trường phái Lãng tử Romantic trong kiến trúc cổ điển hóa. Mặc dù sự chiếm đóng của thực dân phương Tây đến Ai Cập đã phá hủy một phần quan trọng các di sản lịch sử quốc gia, nhưng vẫn có một số người ngoại quốc đã để lại những dấu ấn tích cực hơn. Lấy ví dụ như Napoleon, ông đã chỉnh lý lại những nghiên cứu hàng đầu về Ai Cập học khi ông mua chúng từ khoảng 150 nhà khoa học và họa sĩ để học hỏi cùng với tài liệu lịch sử tự nhiên về Ai Cập, được phát hành trong chuỗi ấn phẩm Description de l'Égypte (Diện mạo Ai Cập)[2].Văn hóa và các công trình kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã để lại một di sản lâu dài cho thế giới, như sự thờ cúng nữ thần Isis đã trở nên phổ biến vào thời đế quốc La Mã, các cột tháp tưởng niệm và các di tích khác đã được vận chuyển đến Rome[3]. Người La Mã cũng nhập khẩu vật liệu xây dựng từ Ai Cập để xây dựng nên các kiến trúc mang phong cách Ai Cập. Những nhà sử học đầu tiên như Herodotus, StraboDiodorus Siculus đều nghiên cứu và viết các tác phẩm về vùng đất, mà người La Mã coi là một vùng đất huyền bí[4]. Trong suốt thời Trung CổPhục Hưng, nền văn hóa đa thần của người Ai Cập vốn đã suy tàn sau khi Kitô giáo nổi lên và sau này là Hồi giáo, lại luôn nhận được sự quan tâm trong các tác phẩm của các học giả thời Trung Cổ như Dhul-Nun al-Misrial-Maqrizi[5]. Trong các thế kỷ XVII và XVIII, khách bộ hành và khách du lịch châu Âu đã mang về các cổ vật và viết nên những câu truyện ngắn về các cuộc hành trình của họ, điều này đã tạo nên một làn sóng Egyptomania trên khắp châu Âu. Làn sóng mới này khiến cho các nhà sưu tập đổ xô đến Ai Cập, họ đã mua, chiếm đoạt và được tặng nhiều cổ vật quan trọng[6].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ai Cập cổ đại dưới góc nhìn phương Tây http://www.religionswissenschaft.unizh.ch/idd/prep... https://web.archive.org/web/20080407082954/http://... http://concise.britannica.com/ebc/article-9054257/... https://books.google.com/books?id=rd-yCAAAQBAJ&pg=... http://world.time.com/2012/12/06/the-bust-of-nefer... https://www.worldcat.org/issn/0040-781X https://historycollection.com/curse-pharaohs-expos... http://time.com/9233/katy-perry-dark-horse-egypt/ https://www.allmusic.com/album/20s-a-difficult-age... https://www.worldcat.org/oclc/828501310